Khi bạn có một ít thịt dê hoặc cừu, dĩ nhiên bạn đã nghe nhiều về các loại thịt này cần xử lý như thế nào để khử mùi hôi của nó trước khi nấu, trong khi nấu và sau khi nấu. Tuy nhiên đôi khi có những chỉ dẫn nó sai hoặc lẫn lôn ở từng công đoạn làm cho chất lượng món ăn giảm sút đáng kể, và đôi khi chỉ đúng thì nó cũng không tiện dụng vì trong điều kiện gian bếp nhà bạn không có những nguyên liệu mà người hướng dẫn yêu cầu, và ngay sau đây chúng ta hãy áp dụng những cách đơn giản nhất, bằng những nguyên liệu đơn giản nhất mà bếp nhà bạn có, hoặc khu vườn nhà bạn có, hoặc chí ít người bạn hàng xóm của bạn có:
Giai đoạn sơ chế trước khi nấu, áp dung 1 trong các cách sau:
Giai đoạn nấu:
Tùy từng món mà áp dụng các loại gia vị khác nhau để át mùi của dê hoặc cừu.
Các món nướng hoặc hầm thường dùng những hương liệu mạnh mẽ như hồi, quế, đinh hương, hạt ngò, hương thảo(rosemary), thyme, lá nguyệt quế.
Đối với các món áp chảo thì bổ dùng hương liệu phổ biến như tỏi, hương thảo, thyme, tiêu, ngò tây.
Đối với món luộc hoặc hấp thì gừng, sả, riềng, hành, ngò khi nấu, và khi ăn kèm thường ăn chung với các loại lá có vị thơm, chua, chát chấm với nước chấm được pha mặn-ngọt-cay để cân bằng ngũ vị và đồng thời mất đi mùi hôi tanh của thịt.
Giai đoạn sau khi nấu:
Giai đoạn này món ăn đã được nấu chín, các loại lá có hương mạnh thường được thêm vào để tăng hương vị món ăn đồng thời cũng để trang trí bắt mắt , thông thường là hành lá tươi, ngò tây, cần tàu, ngò gai, rau ngổ(rau om), lá quế, húng lủi, lá bạc hà..
Tóm lại, những liệt kê ở trên là những điều cơ bản áp trong việc nấu món dê hoặc cừu, ngoài ra muốn nấu thật ngon, bạn phải nấu thật nhiều, suy nghĩ và khám phá sáng tạo thật nhiều, chính kinh nghiệm nấu nướng sẽ là cho chất lượng món ăn hoàn hảo đấy.